Pages

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Nhiều dự án chậm tiến độ trên địa bàn Hà Nội

Sau khi Sở Xây dựng Hà Nội tiến hành rà soát một loạt các dự án trên địa bàn Hà Nội đã phát hiện có rất nhiều dự án nhà ở xã hội, các dự án chuyển đổi từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội đang có tình trạng chậm tiến độ hoặc đã ngừng thi công từ rất lâu.
Theo đó Sở Xây dựng Hà Nội đã kiến nghị UBND TP Hà Nội kiên quyết thu hồi các dự án nhà thu nhập thấp chậm tiến độ và giao cho chủ đầu tư khác có đủ năng lực và trách nhiệm.
Các dự án chậm tiến độ đang gây ra nhiều bức xúc cho người dân, những người chịu thiệt nhiều nhất. Vì vậy hãy lựa chọn cho mình những dự án và một chủ đầu tư uy tín. Trong thời điểm hiện tại, thị trường Hà Nội sẽ đón thêm nhiều dự án mới như: Dự án chung cư hh2a Linh Đàm do Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư sẽ ra mắt thị trường trong tháng 9, chung cư cao cấp 56 Nguyễn Chí Thanh do Vingroup làm chủ đầu tư, hay dự án Trung Kính Complex, ...
Nguyên nhân dẫn đến các dự án chậm tiến độ
Theo Sở Xây dựng, việc các dự án chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân như do bị đình chỉ thi công, do hoàn thiện hồ sơ pháp lý, do nguồn vốn, do năng lực tài chính của chủ đầu tư… Như vậy, trách nhiệm thuộc về các chủ đầu tư dự án.
Các dự án chậm tiến độ là do chủ đầu tư thiếu vốn. Trong bối cảnh sắt thép, vật liệu xây dựng lên cao, lãi suất ngân hàng tăng nên công ty không đủ vốn triển khai. 
Việc nhiều dự án phải đắp chiếu hiện nay cho thấy nhiều chủ đầu tư đang rơi vào tình trạng bế tắc nguồn vốn mà nguồn vốn chính của các chủ đầu tư lại xuất phát từ việc vay mượn xoay vòng. Công trường thi công không còn giải pháp nào ngoài việc ngủ đông  chờ chủ đầu tư xoay vòng vốn.
Ngoài trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư dự án thù việc để một loạt các dự án chậm tiến độ thì Nhà Nước cũng phải xem xét lại trách nhiệm của mình trong các khâu  như ngân sách, nhận đền bù GPMB. Đó là những vấn đề mà các doanh nghiệp không thể giải quyết được. Do đó việc chậm tiến độ cũng do nhiều nguyên nhân khách quan mà doanh nghiệp cũng không thể tự giải quyết được.
Một số dự án chậm tiến độ đang gây bức xúc cho người dân cụ thể như: Dự án nhà chung cư văn phòng hỗn hợp Sky Garden ở 115 Định Công do chủ đầu tư là Công ty TNHH Định Công triển khai có quy mô 28 tầng, 2 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật và 1 tầng mái được cấp phép xây dựng từ 31/12/2011 nhưng đến nay dự án mới chỉ được xây đến tầng thứ 8 và một tầng hầm.
Dự án Sky Garden đã ngừng thi công
Công trường dự án Sky Garden vắng bóng công nhân
Dự án Tòa tháp Doanh nhân tại Phường Mỗ Lao, Hà Đông do Công ty Anh Quân làm chủ đầu tư được bàn giao từ năm 2008, khởi công tháng 1/2010 nhưng đến thời điểm hiện tại mới thi công được tường vây, cọc trong tường vây,  cọc khoan nhồi và đang thi công đào đất chuẩn bị thi công phần thân và tầng hầm.
Tại dự án Khu dịch vụ, văn phòng và nhà ở tại 131 Thái Hà, Đống Đa của Công ty TNHH Kinh doanh và tổng hợp Huy Hùng được cấp phép xây dựng từ năm 2005 nhưng đến nay mới chỉ xây dựng được tầng hầm và 11 tầng nổi, 3 tầng kỹ thuật thì chủ đầu tư tạm dừng thi công.
Với dự án Siêu thị, văn phòng 198B Tây Sơn cao 21 tầng của chủ đầu từ Liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình mặc dù được cấp giấy phép xây dựng từ năm 2009 nhưng dự án đến nay mới xây thô xong.
Không chỉ những dự án nói trên mà còn rất nhiều dự án khác cũng đang trong tình trạng tương tự chưa kể còn nhiều công trình, dự án khác cũng đang thi công một cách cầm chừng.
Giải pháp nào cho các dự án chậm tiến độ
Tình trạng các dự án chậm tiến độ làm ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị, gây tâm lý hoài nghi trong quần chúng nhân dân và bức xúc đối với các chủ đầu tư thứ cấp tại dự án. Tuy nhiên, thiệt thòi lớn nhất lại rơi vào chính người dân, những người phải vay tiền mua nhà tại các dự án.
Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường bất động sản, nhóm khách hàng mua nhà này phải chịu nhiều tổn thất về tài chính, mất chi phí cơ hội, mất niềm tin...
Không chủ đầu tư nào muốn dự án của mình chậm tiến độ
Không chủ đầu tư nào muốn dự án chậm tiến độ
Bên cạnh những những dự án chậm tiến độ thì có những chủ đầu tư lớn, có uy tín, có tiềm lực về tài chính dồi dào như: Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1 Lai Châu, Công ty Cổ phần Vincom, Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera), Tập đoàn Nam Cường và nhiều chủ đầu tư khác. Vì thế lời khuyên cho khách hàng khi mua nhà là phải cân nhắc việc lựa chọn dự án và chủ đầu tư đáng tin cậy, tránh phải gánh những rủi ro không đáng có.
Với những dự án chậm tiến độ cần phải thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án để các dự án được tiếp tục triển khai.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
 
Lên đầu trang