Pages

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Điểm mới trong dự thảo Nghị định cải tạo các dự án chung cư cũ

Theo như dự thảo Nghị định của Bộ xây dựng thì người dân sẽ được phép tham gia góp vốn đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư uy tín và phù hợp nhất để tiến hành cải tạo lại các dự án chung cư cũ nơi mà mình sinh sống.
Người dân sẽ được tham gia góp vốn và lựa chọn chủ đầu tư

Chủ đầu tư kém năng lực sẽ bị loại

Tại điều 12 của dự thảo Nghị định cải tạo chung cư cũ thì người dân có nhà tại các dự án chung cư cũ sẽ có các quyền sau: Được tham gia lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn để xây dựng lại nhà chung cư, được tham gia góp vốn cùng với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để triển khai dự án xây dựng lại nhà chung cư theo hình thức góp vốn bằng tiền hoặc bằng diện tích nhà ở, đất ở và tài sản khác gắn liền với đất trong phạm vi dự án (nếu có), được lựa chọn hình thức bồi thường, bố trí tái định cư tại chỗ hoặc các hình thức bố trí nhà ở để phục vụ tái định cư và được xem xét hỗ trợ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
Theo dự thảo, đây là lần đầu tiên người dân được phép tham gia lựa chọn chủ đầu tư để cải taọ lại những dự án chung cư cũ, do trước đó đã có nhiều các dự án chung cư không giải quyết được mức đền bù và giải phóng mặt bằng. Đại đa số người dân sống ở các khu chung cư cũ đều có mong muốn được góp vốn để dự án được triển khai nhanh chóng và có một chủ đầu tư uy tín và có năng lực.
Hà Nội là thành phố dẫn đầu trong cả nước với hơn 1.500 chung cư cũ, tiếp theo là TP. HCM với con số 530 chung cư cũ. Nhưng đến thời điểm hiện tại thì số chung cư cũ được xây mới tại Hà Nội chỉ có 14 chung cư, còn ở TP. HCM thì có 38 chung cư.
Hà Nội và TP. HCM có nhiều chung cư cũ cần được cải tạo lại
Đơn cử như dự án cải tạo chung cư cũ C4 Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội) được tiến hành triển khai cách đây 5 – 6 năm nhưng đến nay dự án vẫn chưa thể triển khai. Theo ông Trần Thanh Công, người dân sống tại chung cư C4 cho biết, ông cảm thấy rất chán nản và không quan tâm đến việc được đền bù bao nhiêu nữa. Cư dân và chủ đầu tư vẫn chưa thể ngồi lại với nhau để bàn bạc được.
Còn theo ông Phương, cũng là một cư dân sống tại tòa C4 thì nếu người dân nơi đây được lựa chọn chủ đầu tư thì họ sẽ lựa chọn chủ đầu tư có tiềm lực về kinh tế, có thể đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Những chủ đầu tư yếu kém sẽ bị cho ra rìa.
Với chị Nguyễn Thùy, người dân sống tại tòa A7 khu tập thể Tân Mai cho biết, điểm đáng ghi nhận trong dự thảo mà Bộ xây dựng đưa ra là vai trò của người dân được coi trọng và được tham gia trong suốt quá trình xây dựng lại chung cư. Các cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất hoặc quyền đối với các tài sản liên quan đến các dự án chung cư cũ cần được cải tạo lại được tham gia lựa chọn doanh nghiệp đầu tư vốn hoặc góp vốn để xây dựng lại chung cư.

Cải tạo chung cư cũ với sự tham gia của người dân

Trước năm 2015, các dự án chung cư cũ cải tạo lại sẽ được địa phương chỉ định chủ đầu tư và giao cho chủ đầu tư tiến hành khảo sát và tiến hành cải tạo. Vì vậy mà có nhiều dự án còn chưa có sự đồng thuận trong việc lựa chọn chủ đầu tư cũng như việc triển khai thực hiện dự án khiến cho dự án chậm tiến độ.
Theo như khoản 1 Điều 6 và khoản 3, 4 Điều 8 của dự thảo đã quy định việc công bố đại chúng về kế hoạch, quy hoạch cải tạo lại của chung cư. Tuy nhiên sự tham gia của cộng đồng không chỉ là việc công bố kế hoạch và quy hoạch của dự án khi mà chúng đã được phê duyệt.
Ông Phạm Sỹ Liên, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã đề nghị các cơ quan chức năng cần bổ xung thêm các điều khoản về sự tham gia của người dân, các cá nhân, tổ chức liên quan trong việc tham gia vào việc lập kế hoạch, quy hoạch và xây dựng lại các dự án chung cư cũ tại nơi mà mình sinh sống theo mục 2, Điều 20, 21 lấy ý kiến về quy hoạch đô thị trong Luật Quy hoạch đô thị (Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12).
Kiến trúc sư Nguyễn Thị Hiền một chuyên gia tư vấn độc lập cho rằng, các dự án chung cư cũ nên nằm trong chương trình tổng thể của tỉnh và thành phố. Chính quyền nơi đây cũng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, Hội kiến trúc sư, các nhà khoa học và phải lập ra một kế hoạch cụ thể cho các dự án, phải xác định về mặt quy hoạch những chung cư nào cần được nâng tầng, chung cư nào phải giữ nguyên và chung cư nào cần được di dời thì nên di dời toàn bộ để lại mặt bằng để làm hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội cho người dân.  
Thời gian gần đây có rất nhiều các chủ đầu tư uy tín, luôn hoàn thành dự án đúng tiện độ giúp cho người dân lựa chọn được chủ đầu tư tốt nhất cho dự án. Chủ đầu tư Vingroup với các dự án Vinhomes Riverside Long Biên, Times City, Royal City, ... Tập đoàn Mường Thanh có các dự án như chung cư vp3, vp5, vp6,chung cư hh2a Linh Đàm. Tập đoàn Pernada Parkcity (Malaysia) đã triển khai dự án Park City tại Hà Nội. Tổng công ty Viglacera với khu nhà ở 628 Hoàng Hoa Thám, tổ hợp chung cư Thăng Long Number One, ... 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
 
Lên đầu trang